Các điểm tính toán trong Chiêm tinh

Hệ thống Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các hiện tượng chiêm tinh xảy ra ở từng cung Hoàng đạo. Và hiện tượng thứ nhất chính là các hành tinh như Mặt Trời và Mặt Trăng.

Nhưng còn tồn tại một hiện tượng chiêm tinh thứ hai mà ít người biết hơn. Lý do là bởi đây là những thứ không hề quan sát được trên bầu trời. Và đó là những tọa độ được tính toán dựa trên vị trí các hành tinh, tiểu hành tinh thuộc nhóm 1 ở trên.

Ví dụ, rất nhiều Chiêm tinh gia sử dụng tọa độ Trung điểm của Mặt Trời và Mặt Trăng. Và đây đơn thuần là điểm nằm chính giữa tọa độ của Mặt Trời và Mặt Trăng mà thôi. Tuy nhiên, đây là thứ không hề quan sát được thấy trên bầu trời. Và nó chỉ tồn tại khi chúng ta vẽ thêm vào mà thôi.

Ngoài trung điểm, có rất nhiều các tọa độ tính toán khác rất phổ biến trong cộng đồng Chiêm tinh như Long Thủ, Long Vỹ, Mặt trăng Đen, … Nhưng tọa độ tính toán được nhiều người quan tâm nhất chính là Cung Mọc, được thể hiện bằng ký hiệu AC trong Bản đồ sao.

Cung Mọc chính là cung hoàng đạo tiến lên ở phía đường chân trời phía Đông tại thời gian, địa điểm bạn ra đời. Nhưng cứ khoảng 2h đồng hồ cung Mọc sẽ được thay đổi một lần. Và do vậy, chúng ta sẽ có 12 Cung Mọc khác nhau trong cùng một ngày.

 

 

Đây là một phần của bài viết phân tích chuyên sâu:

Đọc Bản đồ sao Chiêm tinh trong 15 phút cho người Mới Bắt Đầu

Để đọc toàn bộ bài viết, hãy click vào ảnh phía dưới

—–

Nếu bạn ngại đọc dài, hãy xem phiên bản video dưới đây:

Tư vấn Chiêm tinh theo Giờ

Dịch vụ Chọn ngày Hoàng đạo

Học Chiêm tinh

Chia sẻ bài viết tới mọi người!

Bài liên quan

Bình luận

Leave A Comment