Chào mừng các bạn đã quay trở lại website Duy Magi. 

Sự xuất hiện của hình thức Chiêm tinh đột phá mang tên Đa Vũ Trụ đã tạo được nhiều sự chú ý của mọi người. Và bằng việc sử dụng 6 chiều Không gian ở 2 Vũ trụ Chiêm tinh Địa tâm và Nhật tâm, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ đưa ra luận giải và dự báo với độ chính xác cao vượt trội so với các hình thức Chiêm tinh khác. 

Tuy nhiên, rất nhiều người còn đang băn khoăn về việc sẽ sử dụng Sai số Góc chiếu bao nhiêu ở từng chiều không gian. Do vậy, trong blog ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau khám phá về chủ đề Sai số Góc chiếu ở 6 chiều Không gian trên 2 Vũ trụ Chiêm tinh của Chiêm tinh Đa Vũ Trụ nhé. 

Nếu bạn ngại đọc, hãy xem phiên bản video dưới đây nhé:

Sơ lược về 6 chiều Không gian

Dựa trên quá trình nghiên cứu nhiều năm, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ đã xác định sự tồn tại của sáu chiều không gian quan trọng ở hai vũ trụ chiêm tinh gồm: Vũ trụ Địa Tâm và Vũ trụ Nhật Tâm.

Vũ trụ Địa tâm, được hình thành khi cố định vị trí Trái Đất ở trung tâm và từ đó xác lập tọa độ các hành tinh khác. Có rất nhiều không gian trong vũ trụ Địa Tâm, nhưng chiều không gian phổ biến nhất chính là chiều Địa Tâm Ngang 12, được hình thành khi chia vòng tròn thành 12 phần bằng nhau. 

Đây là chiều không gian mà bất cứ ai nghiên cứu Chiêm tinh học Tây Phương đều sử dụng. Và thông thường, mọi người chỉ dừng lại ở đây.

Tuy nhiên, ít người biết tới Vũ trụ Nhật Tâm trong Chiêm tinh học. Sự tồn tại của Vũ trụ Nhật Tâm được xác nhận khi các nhà thiên văn học khám phá ra Mặt Trời là trung tâm Thái Dương Hệ. Trong vũ trụ này, chúng ta xác định tọa độ chuyển động của các hành tinh khi lấy Mặt Trời làm cột mốc ở vị trí trung tâm.

Do vậy, chúng ta có 2 Vũ trụ Chiêm tinh là Địa tâm và Nhật tâm. Nhưng mình sẽ không đi sâu vào chi tiết vì đã có 1 blog giải thích chi tiết về 6 chiều Không gian trong Chiêm tinh Đa Vũ Trụ. Mình để link phía dưới phần mô tả. Do vậy, bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết Sai số Góc chiếu ở từng chiều không gian.

Địa tâm Ngang 12 và Nhật tâm Ngang 12

Hai chiều không gian này được tạo ra khi chia vòng tròn thành 12 phần bằng nhau. Và từ đó xác định vị trí từng hành tinh ở đó khi chúng di chuyển theo phương nằm ngang. 

Điểm khác nhau giữa hai chiều không gian này rất đơn giản. Ở chiều Địa tâm Ngang thì ta cố định Trái Đất ở vị trí trung tâm. Trái lại, ở chiều Nhật tâm thì ta sẽ cố định Mặt Trời ở vị trí trung tâm. Do vậy, Bản đồ sao Địa tâm sẽ không có Trái Đất. Tương tự, Bản đồ sao Nhật tâm sẽ không có Mặt Trời.  

Vòng tròn 360 độ khi chia thành 12 phần thì mỗi phần sẽ có 30 độ. Và đây là cơ sở hình thành nên hệ thống góc chiếu ở 2 chiều không gian Địa tâm Ngang 12 và Nhật tâm Ngang 12 này. Cụ thể tồn tại 7 loại góc chiếu ở đây.

  • Góc chiếu 0 độ – Conjunct/ Conjunction – dịch sang tiếng Việt là Trùng tụ hoặc Giao hội
  • Góc chiếu 30 độ – Semisextile – dịch sang tiếng Việt là Bán lục hợp
  • Góc chiếu 60 độ – Sextile – dịch sang tiếng Việt là Lục hợp
  • Góc chiếu 90 độ – Square – dịch sang tiếng Việt là Vuông góc
  • Góc chiếu 120 độ – Trine – dịch sang tiếng Việt là Tam hợp
  • Góc chiếu 150 độ – Quincunx – dịch sang tiếng Việt là Ngũ hợp
  • Góc chiếu 180 độ – Opposite/ Opposition – dịch sang tiếng Việt là Đối góc/ Đối đỉnh

Và dưới đây là ví dụ một tấm bản đồ sao ở chiều không gian Địa tâm Ngang 12 của người sinh ra vào ngày 01/01/1990 vào lúc 12h trưa tại Việt Nam.

Nhìn sơ lược qua chúng ta có thể thấy một số góc chiếu sau đây:

  • Sun trùng tụ 0 độ Neptune
  • Mars bán lục hợp 30 độ với Sun
  • Juno lục hợp 60 độ với Saturn
  • Pluto vuông góc 90 độ với Vesta
  • Chiron tam hợp 120 độ với Juno
  • Venus ngũ hợp 150 độ Jupiter
  • Jupiter đối đỉnh 180 độ Uranus

Và sai số tiêu chuẩn mình khuyên mọi người dùng là 3 độ cho tất cả các góc chiếu. Và bạn không nên dùng sai số quá rộng, ví dụ 5 – 10 độ như nhiều người khuyên. Lý do là bởi sai số quá lớn như vậy sẽ khiến cho góc chiếu mất hiệu lực. Còn bây giờ, hãy chuyển sang 2 chiều Không gian tiếp theo.

Địa tâm Ngang 7 và Nhật tâm Ngang 7

Tương tự như trên, hai chiều không gian này được tạo ra khi chia vòng tròn thành 7 phần bằng nhau. Và từ đó xác định vị trí từng hành tinh ở đó khi chúng di chuyển theo phương nằm ngang. 

Vòng tròn 360 độ khi chia thành 7 phần thì mỗi phần sẽ xấp xỉ 51.43 độ. Và đây là cơ sở hình thành nên hệ thống góc chiếu ở 2 chiều không gian Địa tâm Ngang 7 và Nhật tâm Ngang 7 này. Cụ thể tồn tại 3 loại góc chiếu ở đây.

  • Góc chiếu 51.43 độ – Septile – dịch sang tiếng Việt là Nhất Thất hợp
  • Góc chiếu 102.86 độ – Biseptile – dịch sang tiếng Việt là Nhị Thất hợp
  • Góc chiếu 154.29 độ – Triseptile – dịch sang tiếng Việt là Tam Thất hợp

Và dưới đây là ví dụ một tấm bản đồ sao ở chiều không gian Nhật tâm Ngang 7 của người sinh ra vào ngày 01/01/1990 vào lúc 12h trưa tại Việt Nam.

Nhìn sơ lược qua chúng ta có thể thấy một số góc chiếu sau đây:

  • Uranus nhất thất hợp 51.43 độ với Pluto
  • Chiron nhị thất hợp 102.86 độ với Juno
  • Pallas tam thất hợp 154.29 độ với Mars

Tương tự như chiều không gian số 12, ở chiều không gian số 7 này, sai số mình khuyên các bạn sử dụng là 3 độ. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp ngoại lệ chúng ta được phép mở rộng sai số. Do vậy, mình sẽ có một blog tiếp theo bàn về chủ đề: Quy luật Mở rộng Sai số Góc chiếu trong Chiêm tinh Đa Vũ Trụ.

Và bây giờ, hãy chuyển sang 2 chiều Không gian cuối cùng.

Địa tâm Dọc và Nhật tâm Dọc

Đây là 2 chiều không gian lạ lẫm nhất với mọi người. Trước khi vào chi tiết, mọi người hãy tưởng tượng đang mở tấm bản đồ thế giới. Và để xác định được tọa độ một thành phố trên thế giới chúng ta sẽ cần phải biết cả Kinh độ (tọa độ theo phương Dọc) và Vĩ độ (tọa độ theo phương Ngang) của địa điểm đó.

Tương tự như vậy, để xác định tọa độ một hành tinh đang di chuyển trên bầu trời, chúng ta sẽ cần phải biết cả tọa độ theo phương nằm ngang và phương dọc của thiên thể đó. Lý do là bởi các hành tinh đồng thời vừa di chuyển theo phương nằm ngang và cả theo phương dọc cùng lúc.

Đó là tiền đề cho hai chiều không gian Địa tâm Dọc và Nhật tâm Dọc trong Chiêm tinh Đa Vũ trụ.

Bản đồ sao hai chiều không gian dọc sẽ luôn gồm 2 bán cầu Bắc và Nam. Chúng được phân tách làm đôi bởi trục 0 độ theo phương nằm ngang ở chính giữa. Và bởi vì 2 chiều không gian này quan sát chuyển động các hành tinh ở vĩ độ Bắc Nam, nên sẽ chỉ tồn tại 2 loại góc chiếu sau đây:

  • Góc chiếu Song song (tiếng anh là Parallel) tạo ra khi hai hành tinh di chuyển ở cùng một vĩ độ trên cùng một nửa bán cầu Bắc hoặc Nam
  • Góc chiếu Đối song song (tiếng anh là Contra Parallel ở chiều Địa tâm và Contra Latitude ở chiều Nhật tâm) tạo ra khi hai hành tinh di chuyển trên 2 bán cầu khác nhau

Và dưới đây là ví dụ một tấm bản đồ sao ở chiều không gian Địa tâm Dọc của người sinh ra vào ngày 01/01/1990 vào lúc 12h trưa tại Việt Nam.

Nhìn sơ lược qua chúng ta có thể thấy một số góc chiếu sau đây:

  • Uranus tạo góc Đối song song với Jupiter
  • Venus tạo góc Song song với Pallas

Sai số Góc chiếu ở 2 chiều Không gian Dọc có phần đặc biệt vì không đồng nhất giữa Vũ trụ Địa tâm và Nhật tâm. Sai số ở chiều Địa tâm Dọc là 1.2 độ, tương đương với 1 độ 12 phút. Trái lại, Sai số ở chiều Nhật tâm Dọc là 0.3 độ, tương đương với 0 độ 18 phút.

Và trên đây là chi tiết về các góc chiếu tiêu chuẩn của 6 chiều không gian được sử dụng trong Chiêm tinh Đa Vũ Trụ. 6 chiều không gian này đóng vai trò quan trọng tương đương nhau trong quá trình luận giải. 

Đây là một bước tiến vĩ đại trong Chiêm tinh học khi Chiêm tinh Đại chúng 12 cung Hoàng đạo sử dụng sai số rất rộng, lớn hơn như vậy rất nhiều. Tuy nhiên, việc này đã gây ra hạn chế về tính chính xác trong luận giải của Chiêm tinh Truyền thống.

Một nghiên cứu thực nghiệm với tên gọi “A Double Blind Test of Astrology” được đăng tải trên Tạp chí khoa học Nature năm 1985 đã khẳng định điều này. 28 chiêm tinh gia nổi tiếng được tập hợp để tham gia cuộc thi dự báo tính cách của các tình nguyện viên. Kết quả chỉ ra rằng các chiêm tinh gia truyền thống chỉ dự đoán được đúng khoảng 30%. 

Một phần lý do rất lớn khiến Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo có mức độ chính xác không cao là bởi chỉ sử dụng 1 chiều không gian Địa tâm Ngang 12, bỏ quên 5 chiều không gian còn lại. Và đồng thời, họ sử dụng Sai số Góc chiếu quá lớn.

Kết lại,

Chiêm Tinh Đa Vũ Trụ đánh dấu một sự tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực chiêm tinh thông qua việc sử dụng Sai số Tiêu chuẩn cho Góc chiếu rất chặt ở 6 chiều không gian trên 2 Vũ trụ Chiêm tinh Địa tâm và Nhật tâm vào thực hành luận giải. 

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chúng ta sẽ được phép mở rộng Sai số Tiêu chuẩn này. Do vậy, trong blog tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào chủ đề: Quy luật Mở rộng Sai số Góc chiếu trong Chiêm tinh Đa Vũ Trụ. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu Chiêm tinh Đa Vũ Trụ, hãy theo dõi website Duy Magi này. Mình sẽ tiếp tục ra các blog dạy mọi người hệ thống Chiêm tinh kỳ diệu này. Còn nếu bạn không muốn đợi và muốn học bài bản trực tiếp với mình, hãy đăng ký lớp học Chiêm tinh của mình ở link phía dưới.

Còn nếu bạn cảm thấy không đủ kiên nhẫn để học, bạn có thể đăng ký sử dụng dịch vụ Tư vấn Chiêm tinh Đa Vũ Trụ (Multiverse Astrology) của mình, Duy Magi, ở link phía dưới phần mô tả.

Cảm ơn mọi người rất nhiều, hẹn gặp lại mọi người ở các blog tiếp theo.

Tư vấn Chiêm tinh theo Giờ

Dịch vụ Chọn ngày Hoàng đạo

Học Chiêm tinh

Chia sẻ bài viết tới mọi người!

Bài liên quan

Bình luận

Leave A Comment