Hello, xin chào tất cả mọi người. Mình là Duy Magi. Và hẳn bạn đã nghe thấy cụm từ Chiêm tinh Đa Vũ Trụ nhiều lần trên website hoặc kênh YouTube của mình rồi.

Nhưng Chiêm tinh Đa Vũ Trụ thực sự là gì? Nó ưu việt hơn Chiêm tinh truyền thống 12 cung Hoàng đạo ở đâu? Và bạn nên lựa chọn hệ thống nào?

Do vậy, hôm nay, mình sẽ review so sánh chi tiết sự khác nhau giữa 2 hệ thống này để giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

Nếu bạn ngại đọc bài dài thì hãy xem phiên bản video dưới đây:

 

Đối tượng tập trung nghiên cứu

Thứ nhất, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo tập trung vào việc khám phá tính chất của từng hành tinh hoặc các tọa độ tính toán đặc biệt khi chúng ở trong các cung Hoàng đạo hay các Nhà.

Ví dụ, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo sẽ quan tâm tới việc người sinh ra với Mặt Trời (Sun) thuộc cung Bạch Dương sẽ khác biệt gì về tính cách so với người sinh ra với Mặt Trời (Sun) thuộc cung Bảo Bình.

Hoặc Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo sẽ quan tâm tới việc Mộc Tinh (Jupiter) rơi vào nhà 3 sẽ khác biệt gì so với việc Thổ Tinh (Saturn) xuất hiện trong nhà 3 của một người.

Hay nói cách khác, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo không quan tâm quá nhiều tới ảnh hưởng của hai hành tinh tạo ra khi chúng tương tác trực tiếp với nhau.

Nhưng trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng 2 hay nhiều hành tinh tạo ra khi chúng trực tiếp tương tác với nhau.

Và bộ môn này không quan tâm tới tính chất của một hành tinh khi đứng một mình.

Ví dụ, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ sẽ quan tâm tới ý nghĩa của góc chiếu vuông góc 90 độ tạo bởi Mộc Tinh (Jupiter) với Kim Tinh (Venus) chẳng hạn.

Hoặc xa hơn, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ sẽ quan tâm tới ý nghĩa của tổ hợp tạo bởi 3, 4 thậm chí 5, 6 hành tinh kết hợp với nhau.

Mặc dù Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo cũng quan tâm tới ý nghĩa của góc chiếu và các tổ hợp hành tinh nhưng đó luôn là những thứ có mức độ ảnh hưởng ít nhất, được xếp hạng cuối cùng.

Do vậy, tóm lại, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo tập trung nghiên cứu tính chất của một hành tinh khi đứng một mình. Trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ nghiên cứu tính chất cộng hưởng tạo ra khi các hành tinh trực tiếp tương tác với nhau.

 

Mức độ ảnh hưởng của Giờ sinh

Thứ hai, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo cần giờ sinh tương đối chính xác mới có thể vận hành. Lý do là bởi, hệ thống này cần giờ sinh để xác định Cung mọc một người và từ đó thiết lập Hệ thống 12 Nhà.

Nhưng trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ có thể vận hành chính xác ngay cả khi không có giờ sinh. Lý do là bởi Chiêm tinh Đa Vũ Trụ chỉ tập trung phân tích ý nghĩa các Tổ hợp Hành tinh tạo ra mà thôi.

Hệ mặt trời có rất nhiều hành tinh và tiểu hành tinh di chuyển không quá nhanh. Vì vậy, vị trí của nó trong một ngày không biến động quá nhiều.

Bên cạnh đó, cũng có các thiên thể di chuyển rất nhanh, như Mặt Trăng. Và vị trí của chúng biến động rất lớn trong ngày.

Nhưng số lượng thiên thể di chuyển nhanh rất ít so với các thiên thể chậm.

Vì thế, những người sinh cùng ngày có rất nhiều điểm chung về tình cách, và có một chút điểm riêng.

Ví dụ, cầu thủ Quang Hải và ca sĩ Jack đều sinh vào 12/04/1997. Và cả hai đều dính vào scandal tình ái bắt cá nhiều tay.

Do vậy, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo bắt buộc cần giờ sinh mới có thể vận hành. Trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ có thể vận hành chính xác ngay cả khi giờ sinh không tồn tại.

 

Số lượng các chiều không gian

Thứ ba, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo thường chỉ sử dụng 1 chiều không gian. Và đó là chiều không gian Địa tâm Ngang 12, được tạo ra khi lấy Trái đất làm tâm và chia vòng tròn thành 12 phần bằng nhau.

Mặc dù một số nhà chiêm tinh học cũng thử dùng các chiều không gian khác, nhưng chiều không gian Địa tâm Ngang 12 vẫn là chiều không gian quan trọng bậc nhất trong phân tích và đánh giá của họ.

Trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ ngoài chiều không gian trên còn sử dụng thêm 5 chiều không gian khác. Và bộ môn này đánh giá 6 chiều không gian này có tầm quan trọng như nhau.

Cụ thể hơn, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ sử dụng thêm chiều không gian Địa tâm Ngang 7, được tạo ra khi lấy Trái đất làm tâm và chia vòng tròn thành 7 phần bằng nhau.

Chưa dừng lại ở đó, hệ thống còn luôn sử dụng chiều không gian Nhật tâm. Do vậy, sẽ phát sinh thêm 2 bản đồ sao ở Chiều không Nhật tâm Ngang 12 và Nhật tâm Ngang 7.

Và cuối cùng, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ còn sử dụng thêm 2 chiều không gian Địa tâm Dọc và Nhật tâm Dọc để xem xét ảnh hưởng các hành tinh tạo ra với nhau khi chuyển động theo chiều dọc.

Do vậy, tóm lại, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo chỉ sử dụng 1 chiều không gian tương ứng với 1 bản đồ sao, còn Chiêm tinh Đa Vũ Trụ sử dụng tới 6 chiều không gian tương ứng với 6 bản đồ sao.

 

Sai số Góc chiếu

Thứ tư, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo sử dụng sai số góc chiếu rất lớn.

Trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ sử dụng sai số rất chặt.

Ví dụ ở chiều không gian Địa tâm Ngang số 12, nếu như Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo thường sử dụng sai số góc chiếu từ 6 cho tới 8 độ thì Chiêm tinh Đa Vũ Trụ chỉ sử dụng sai số góc chiếu là 3 độ mà thôi.

Do vậy, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ dùng sai số góc chiếu chặt hơn nhiều so với Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo.

 

Số lượng Hành tinh & Tiểu hành tinh

Thứ năm, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo thường chỉ sử dụng khoảng 10 hành tinh trong quá trình luận giải bản đồ sao mà thôi. Và do vậy, bản đồ sao nhìn rất thông thoáng.

Nhưng trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ sử dụng hàng chục hành tinh và các tiểu hành tinh trong quá trình phân tích và luận giải. Và do vậy, bản đồ sao trở nên phức tạp hơn nhiều.

Phải nói thêm rằng, các tiểu hành tinh cũng tồn tại trong Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo nhưng thường không được coi là có ảnh hưởng lớn, chỉ được thêm vào trong một số trường hợp.

Trái lại, trong Chiêm tinh Đa Vũ Trụ, các tiểu hành tinh có sức ảnh hưởng ngang hàng với các hành tinh lớn.

Do vậy, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ dùng nhiều hành tinh và tiểu hành tinh hơn Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo.

 

Các điểm Tọa độ Tính toán

Thứ sáu, cả Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo và Chiêm tinh Đa Vũ Trụ đều sử dụng các điểm tọa độ tính toán trong phân tích. Và đây là thuật ngữ chỉ những tọa độ không thực sự có thể nhìn thấy trên bầu trời, mà chúng chỉ tồn tại trong suy nghĩ của chúng ta mà thôi.

Nhưng có sự khác biệt rất lớn ở đây. Cụ thể hơn, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo quan tâm tới các tọa độ như Điểm mọc, Long thủ, Long vĩ, Mặt trăng đen, …

Trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ không sử dụng những tọa độ đó, chỉ sử dụng các Trung điểm tạo ra giữa các hành tinh mà thôi.

Phải nói thêm rằng Trung điểm cũng là thứ tồn tại trong Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo nhưng không phải yếu tố quan trọng và thường được bỏ qua.

Ngoài ra, vì không sử dụng Điểm Mọc, nên không hề tồn tại Hệ thống 12 Nhà trong Chiêm tinh Đa Vũ Trụ.

Do vậy, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo và Chiêm tinh Đa Vũ Trụ quan tâm tới các điểm tọa độ tính toán rất khác nhau.

 

Ý nghĩa Hành tinh & Tiểu hành tinh

Thứ bảy, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo thường sử dụng thần thoại để luận giải ý nghĩa các hành tinh.

Và ví dụ tiêu biểu của việc này là họ cho rằng tiểu hành tinh Chiron mang ý nghĩa vết thương không thể chữa lành chỉ bởi vì nhân vật Chiron trong thần thoại không thể tự chữa lành vết thương cho chính mình.

Nhưng trái lại, tất cả từ khóa các hành tinh và tiểu hành tinh trong Chiêm tinh Đa Vũ Trụ đều trải qua quá trình nghiên cứu thực tế trên diện rộng để đảm bảo tính khách quan.

Nói cách khác, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ từ chối sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu dựa vào thần thoại.

 

Vẻ đẹp Giản đơn & Logic khi đọc bản đồ sao theo Chiêm tinh Đa Vũ Trụ

Thứ tám, khi đánh giá mức độ tương hợp trong mối quan hệ, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo sử dụng cả Bản đồ sao đôi Synastry và Bản đồ sao Trung bình cộng Composite để luận giải.

Và cụ thể hơn, Bản đồ sao đôi Synastry được tạo ra khi chồng 2 bản đồ sao đơn của 2 người lên nhau và xem xét tương tác giữa chúng.

Còn Bản đồ sao Trung bình cộng Composite được tạo ra khi chúng ta lấy trung điểm từng cặp hành tinh trong Bản đồ sao 2 người để thành lập lên một bản đồ sao mới và luận giải nó.

Và khi đó, tọa độ của Mặt Trời (Sun), trong Bản đồ sao Composite, sẽ là kết quả trung bình cộng giữa tọa độ Mặt Trời của 2 người ban đầu.

Trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ không sử dụng Bản đồ sao Trung điểm Composite, và chỉ sử dụng Bản đồ sao đôi Synastry mà thôi.

Tuy nhiên, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ còn xem xét ảnh hưởng các mốc thời gian quan trọng tác động tới mối quan hệ nữa, ví dụ như ngày gặp mặt lần đầu tiên, ngày cưới, ngày ký thỏa thuận hợp tác, …

Do vậy, để đánh giá mức độ tương hợp, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo sử dụng Bản đồ sao đôi Synastry và Bản đồ sao Trung bình cộng Composite.

Trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ sử dụng Bản đồ sao đôi Synastry và các mốc thời gian quan trọng để luận giải về các mối quan hệ.

 

Hiện tượng Hồi vị

Thứ chín, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo sử dụng hiện tượng Hồi vị các hành tinh trong luận giải. Và cụ thể hơn, hồi vị chính là lúc một hành tinh di chuyển về đúng vị trí của nó lúc bạn ra đời.

Ví dụ đơn giản nhất là Mặt Trời (Sun) Hồi vị. Và đó là lúc Mặt Trời sau đúng 1 năm trở về vị trí của nó vào thời điểm bạn sinh ra. Và đó cũng chính là sinh nhật của bạn hàng năm.

Nhưng trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ không hề sử dụng hiện tượng Hồi vị.

Do vậy, Hiện tượng Hồi vị có ý nghĩa quan trọng trong Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo nhưng lại vô nghĩa trong Chiêm tinh Đa Vũ Trụ.

 

Bản đồ sao Tiến trình

Thứ mười, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo và Chiêm tinh Đa Vũ Trụ sử dụng 2 loại Lá số Tiến trình khác nhau để dự báo tương lai. Và cả 2 loại Chiêm tinh đều sử dụng công thưc quy đổi 1 ngày tương ứng với 1 năm.

Cụ thể hơn, để xem xu hướng cuộc đời của bạn thuận lợi và khó khăn gì năm bạn 10 tuổi thì chúng ta sẽ lập bản đồ sao vào thời điểm sau khi bạn sinh ra đúng 10 ngày. Và tọa độ các hành tinh ở thời điểm mới này sẽ được goi là Tọa độ Tiến trình.

Tuy nhiên, có một điểm khác nhau rất lớn ở đây.

Cụ thể hơn, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo sẽ quan tâm chủ yếu tới tác động của Tọa độ Tiến trình các hành tinh tới Tọa độ các hành tinh ở trong Bản đồ sao ban đầu của bạn.

Trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ sẽ quan tâm chủ yếu tới tác động qua lại lẫn nhau giữa Tọa độ Tiến trình các hành tinh.

Do vậy, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo và Chiêm tinh Đa Vũ Trụ sử dụng các hình thức Bản đồ sao Tiến trình khác nhau để dự báo tương lai.

 

Tiềm năng Phát triển trong Tương lai

Thứ mười một, hệ thống Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo không đủ linh hoạt để có thể phát triển về lâu dài.

Cụ thể hơn, ở thời xa xưa, con người chỉ nhìn thấy 7 thiên thể trên bầu trời, gồm Mặt Trăng, Mặt Trời, Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh, Mộc Tinh và Thổ Tinh.

Và khi đó, các nhà Chiêm tinh học Cổ đại đã phân định mỗi hành tinh làm chủ quản của 1 nhà trong Hệ thống 12 Nhà. Vì có 7 thiên thể mà chỉ có 5 nhà do vậy phải có những hành tinh chủ quản 2 nhà.

Tuy nhiên, sau đó một sự kiện quan trọng đã xảy ra. Và đó là khi Thiên Vương Tinh (Uranus), Hải Vương Tinh (Neptune) và Diêm Vương Tinh (Pluto) lần lượt được khám phá ra trên bầu trời.

Do vậy, các nhà Chiêm tinh học phải họp nhau lại và lần lượt cho 3 hành tinh mới này chủ quản 3 nhà thay thế vị trí của những hành tinh chủ quản 2 nhà như ban đầu.

Mặc dù vậy, khi đó có 10 hành tinh chia nhau quản chiếu 12 nhà nên vẫn có 2 hành tinh phải chủ quản 2 nhà. Cụ thể, Thủy Tinh (Mercury) sẽ quản chiếu của Nhà thứ 3 và Nhà thứ 6. Tương tự, Kim Tinh (Venus) sẽ quản chiếu Nhà thứ 2 và Nhà thứ 7.

Tuy nhiên, sau đó, các nhà Chiêm tinh học bị shock khi thiên văn học hiện đại ngày càng khám phá ra nhiều hành tinh và tiểu hành tinh trên bầu trời. Tính tới nay đã có xấp xỉ 620.000 thiên thể được khám phá.

Và điều này đã khơi nguồn cho một cuộc tranh cãi mới về việc thiên thể nào mới thực sự là chủ quản của mỗi nhà. Ví dụ như Chiêm tinh gia Barbara Hand Clow cho rằng tiểu hành tinh Chiron mới thực sự là chủ quản của Nhà thứ 9.

Nhưng chúng ta chỉ có 12 nhà. Do vậy, nếu như bất cứ khi nào một thiên thể mới được khám phá lại phải tìm một nhà cho nó quản chiếu thì mỗi nhà sẽ có hơn 50.000 thiên thể chủ quản.

Chính vì vậy, đa số các Chiêm tinh gia 12 cung Hoàng đạo quyết định dừng quá trình thay đổi này lại. Và họ lờ đi lỗ hổng trong hệ thống vận hành ở trên.

Thậm chí một số người còn ngụy biện rằng chỉ những hành tinh to và lớn mới có sức ảnh hưởng mạnh để trở thành chủ quản các nhà.

Tuy nhiên, vào năm 2006, các nhà Thiên Văn Học đã giáng cấp, không coi Thiên Vương Tinh (Pluto) là một hành tinh, mà chỉ được coi là Hành tinh Lùn, nữa vì kích thước quá bé so với các hành tinh khác.

Do vậy, các nhà Chiêm tinh học 12 cung Hoàng đạo tiếp tục lấp liếm rằng Chiêm tinh và Thiên Văn Học là 2 bộ môn khác nhau, và kích thước của Diêm Vương Tinh (Pluto) như vậy là đã đủ lớn để làm chủ quản nhà thứ 8.

Tuy nhiên, họ cũng không ngờ được rằng tồn tại những Hành tinh Lùn khác có kích thước tương đương Pluto như Eris hay Haumea.

Nhưng chưa bao giờ Eris hay Haumea được cân nhắc để trở thành chủ quản bất cứ nhà nào trong Chiêm tinh học 12 cung Hoàng đạo cả.

Do vậy, hệ thống Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo có lỗ hổng lớn, ngăn cản sự phát triển về lâu dài.

Trái lại, hệ thống của Chiêm tinh Đa Vũ Trụ có cơ sở lý thuyết vô cùng đơn giản, vững chắc và linh hoạt để phát triển bền vững theo thời gian.

Cụ thể hơn, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ xây dựng dựa trên các tổ hợp hành tinh. Do vậy, khi càng nhiều hành tinh được khám phá ra, tổ hợp hành tinh càng trở nên chi tiết hơn, hé mở được nhiều điều hơn về con người và cuộc sống.

Do vậy, Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo có lỗ hổng lớn trong hệ thống vận hành, từ đó, kìm hãm khả năng phát triển về lâu dài. Trái lại, hệ thống Chiêm tinh Đa Vũ Trụ có cơ sở vững chắc và càng về lâu dài càng phát triển mạnh mẽ.

 

Mức độ Chính xác

Và cuối cùng, điều thứ mười hai, chính vì cơ sở lý thuyết nhiều lỗ hổng, nên Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo có tính chính xác không hề cao.

Và điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu năm 1985 của Shawn Carlson được đăng tải trên tạp chí Nature mang tên “A double-blind test of astrology”.

Cụ thể hơn, 28 nhà chiêm tinh học nổi tiếng từ  u Mỹ được mời tới để đọc bản đồ sao dự báo tính cách của hơn 100 tình nguyện viên.

Nhưng kết quả cho thấy rằng Hệ thống Chiêm tinh 12 cung hoàng đạo chỉ chính xác khoảng 30%.

Trái lại, Chiêm tinh Đa Vũ Trụ có mức độ chính xác vượt trội, ít nhất 80%.

Nhưng tại sao lại chỉ có 80%?

Và lý do của việc này là bởi, như đã nói ở trên, ngày nay có tới khoảng 620.000 thiên thể được khám phá ra trên bầu trời. Và sẽ còn rất nhiều hành tinh bí ẩn chưa được khám phá về mặt ý nghĩa.

Do vậy, mức độ chính xác của Chiêm tinh Đa Vũ Trụ chưa thể nào tới mức 100% được. Tuy nhiên, nếu so sánh với Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo thì Chiêm tinh Đa Vũ Trụ có mức độ chính xác vượt trội.

 

Đánh giá Tổng kết

Kết lại, nếu bạn là người thích các sự tích thần thoại và không cởi mở với cái mới thì bạn sẽ phù hợp với Chiêm tinh 12 cung Hoàng đạo. Còn nếu bạn có tư duy cấp tiến, muốn học Chiêm tinh một cách khoa khoa học và với độ chính xác cao ngay cả khi không tồn tại giờ sinh thì Chiêm tinh Đa Vũ Trụ dành cho bạn.

 

Group học Chiêm tinh & đọc Bản đồ sao

Và đến đây là kết thúc video ngày hôm nay. Mình sẽ có các video tiếp theo dạy mọi người về kỹ năng đọc bản đồ sao theo phương pháp Chiêm tinh Đa Vũ Trụ.

Hãy theo dõi kênh của mình và tham gia Facebook Group Chiêm tinh Đa Vũ Trụ nếu bạn muốn hiểu ngôn ngữ của vũ trụ.

Và nếu có câu hỏi, hãy comment. Mình sẽ trả lời trong thời gian rảnh.

Nếu muốn đặt lịch tư vấn Chiêm tinh, hãy click vào link phía dưới.

Còn nếu bạn muốn vẽ bản đồ sao của mình trên 6 chiều không gian thì hãy truy cập vào Công cụ vẽ Bản đồ sao Chiêm tinh Miễn phí AstroPro tại địa chỉ: https://astropro.vn/ 

Còn bây giờ thì xin chào các Magi friends của Duy, hẹn gặp lại mọi người trong các video tiếp theo.

Tư vấn Chiêm tinh theo Giờ

Dịch vụ Chọn ngày Hoàng đạo

Học Chiêm tinh

Chia sẻ bài viết tới mọi người!

Bài liên quan

Bình luận

Leave A Comment